Có phải bạn đang tiết kiệm quá nhiều?
Tác giả: Darius Foroux Bài gốc: Are You Saving Too Much Money?
Khoảng sáu tháng trước khi nha sĩ của tôi mất trong một vụ tai nạn xe máy, ông ấy đã cho tôi những lời khuyên quý giá nhất tôi từng có trong đời.
Tôi luôn luôn đi gặp duy nhất một nha sĩ trong đời mình, nên chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Mỗi lần tôi đến kiểm tra với ông ấy, chúng tôi luôn dùng nhiều thời gian để trò chuyền hơn là kiểm tra răng.
Trong năm nay, chúng tôi trò chuyện nhiều về đầu tư và sự thịnh vượng. Ông ấy không chỉ có mỗi phòng khám răng, ông cũng lão luyện trên thị trường chứng khoáng.
Ông bắt đầu đầu tư ở tuổi ba mười và có được khối tài sảng đáng kể cho bản thân. Khi qua đời ông chỉ mới 57 tuổi. Và đây là lời khuyên ông ấy dành cho tôi (theo trí nhớ):
"Đừng quá lo lắng về chuyện tiết kiệm tiền ở tuổi của cậu. Tôi biết cậu muốn độc lập tài chính. Nhưng những năm kiếm được nhiều tiền nhất vẫn ở phía trước. Thông thường, cậu sẽ kiếm được nhiều tiền nhất vào những năm bốn mươi, năm mươi tuổi. Vậy sao lại muốn quá nhiều bây giờ? khi có thể kiếm được sau này, cậu sẽ có cơ hội tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn trong tương lai. Rất tốt khi cậu học cách kiếm tiền từ bây giờ. Nhưng không cần phải tiết kiệm tất cả tiền kiếm được. Hãy thưởng thức cuộc sống này !!!"
Ông ta thật sự làm theo những gì mình nói. Ông nghỉ hai năm khi những đứa con còn nhỏ. Họ đi du lịch vòng quanh thế giới và dành rất nhiều thời gian trên những con tàu. Ông sở hữu một nhà hàng. Ông cũng sưu tập những chiếc Citroën cổ. Ông đã sống một cuộc đời đáng sống.
Đây là điểm chứng tỏ bạn đang tiết kiệm quá nhiều
Vị nha sĩ nói tôi hãy nghĩ về the concept of enough. Giống như việc sung túc vừa đủ, chúng ta cũng có thể có một khoản tiết kiệm vừa đủ, cho dù bạn kiếm được bao nhiêu đi nữa.
Tôi có những trải nghiệm về việc này lần đầu tiên với các thành viên trong gia đình tôi, những người hiện giờ đã ở tuổi năm mươi. Họ đã tiết kiệm rất nhiều vào những năm ba mươi, bốn mươi tuổi và họ đã không làm rất nhiều thứ họ ước ao. Giờ đây, họ nhận ra mình ngày một già đi và ngày càng hối hận về quyết định tiết kiệm của mình.
Đây là sai lầm lớn nhất của những người đang theo đuổi độc lập tài chính. Tôi đã gặp không ít người đang bị ám ảnh bới việc nghỉ hưu sớm. Họ tự tước đoạt đi hiện tại của chính mình và luôn sống trong một tương lai tưởng tượng.
Một số người tiết kiệm tới hơn 70% thu nhậm của mình. Hiện tại, tôi không ngại khi cày cuốc trong vài năm để kiết kiệm một khoản vừa đủ để đầu tư. Nhưng thật nguy hiểm nếu điều đó trờ thành một thói quen.
Tôi cũng thích quyển Your Money or Your Life, một trong những cuốn sách phổ biến việc nghỉ hưu sớm nhưng tôi nhìn nhận theo cách khách. Với tôi, mấu chốt đơn giản là ý thức rõ cách tôi tiêu tiền . Nhưng tôi không thích tính toán từng xu và luôn lo lắng về tình trạng tài chính của bản thân.
Tôi biết tôi vẫn sẽ kiếm tiền. Khi bạn đầu tư vào bản thân, bạn sẽ mang về giá trị. Và mọi người trả công cho giá trị bạn mang lại. Điều này đúng ngay cả khi bạn già đi, trở nên tốt hơn trong mọi việc bạn làm và phát triển sự nghiệp của mình.
Như vị nha sĩ nói, bạn sẽ kiếm nhiều hơn khi bạn già đi. Đó là quy luật cho hầu hết những người đầu tư vào bản thân họ.
Nếu bạn đang ở tuổi ba mươi và bạn lo lắng về tương lai tài chính của mình, bạn sẽ có khuynh hướng nhìn rất ngắn hạn. Bạn nhìn vào thu nhập gần đây và những gì bạn kiếm được bây giờ, bạn sẽ khó có thể nhận ra bạn sẽ kiếm nhiều hơn bằng cách nào trong tương lai.
Rồi bạn làm gì? bạn nhìn vào những gì mình có. Bạn cố gắng tiết kiệm nhiều hơn vì nó cho bạn cảm giác kiểm soát. Bạn không thích sự bất ổn, để tránh mặt nó bạn cố tiết kiệm nhiều hơn.
Khi nào bạn đang tiết kiệm quá mức?
Đây là dấu hiệu bạn đang quá tiét kiệm. Mỗi ngày, bạn có văng vẳng câu hỏi:"Giá bao nhiêu" trong đầu không?. Đó là một hình mẫu suy nghĩ phổ biến và bắt buộc của nhưng người đang tiết kiệm quá nhiều.
Họ liên tục bị ám ảnh với giá cả của mọi thứ xung quanh và việc mua nó sẽ ảnh hưởng đến khoảng tiết kiệm của họ như thế nào. Đó chắc chắn không phải một thói quen tốt.
Mặt khác, nếu ai đó đang chi toàn bộ số tiền họ kiếm được và sống với những tấm séc phải trả, nó cũng không tốt. Cái đích nên là sự cân bằng nằm đâu đó ở giữa.
Bài học ở đây là không hề có một hướng dẫn hay luật lệ gì cả. Đơn giản là không thể viết những luật như, "Bạn cần 1 triệu đô. Và mỗi năm bạn chi tiêu 4% số đó để được độc lập tài chính."
Không phải trắng hay đen. cuộc đời phức tạp hơn thế nên bạn cần tự phân tích tình trạng của bản thân.
Có nhiều yếu tố phải cân nhắc. Bạn bao nhiêu tuổi? Giá trị của bạn trong cuộc sống? Phong cách sống mà bạn mong muốn? Bạn có hứng thú với sự nghiệp của mình không? Bạn số ở đâu? Bạn có thể làm công việc của mình đến năm bao nhiêu tuổi? Bạn có hệ thống hỗ trợ xã hội không?
Hãy dành thời gian nghĩ về những điều này. Tìm ra đường đi cho mình. Sẽ có cách phù hợp với bạn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, tôi khuyến khích nên nhờ tư vấn từ các chuyên gia tà chính, những người hiểu cách giúp bạn.
Nhưng không quan trọng bạn làm gì, Hãy luôn sống trong giây phút hiện tại, tận hưởng nó. Đừng suy nghĩ quá viển vông. You risk missing out on today — which is the most important thing you have.